Khoa Nội - Nhi- Nhiễm


           
                       I . NHÂN SỰ KHOA NỘI NHI NHIỄM

1

Vũ Văn Hào

2/2/1966

Trưởng khoa

Bác sĩ hạng III

2

Lê Dũng

5/9/1967

 

Điều dưỡng TK

Y Sỹ hạng IV

3

Siu H' Dar

30/5/1968

Nhân viên

Bác sĩ hạng III

4

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

13/4/1979

Nhân viên

Bác sĩ hạng III

5

Nay Đhiêng

22/3/1983

Trưởng trạm

Bác sĩ hạng III

6

Ksor H' Ruing

9/10/1986

Nhân viên

Bác sĩ hạng III

7

Ksor Mla

10/2/1965

Nhân viên

Y Sỹ hạng IV

8

Alê  H'DJú

16/10/1987

Nhân viên

Điều dưỡng hạng IV

9

Siu H' Chi

5/7/1979

Nhân viên

Y Sỹ hạng IV

10

Nguyễn Thị Hiển

13/10/1970

Nhân viên

Điều dưỡng hạng IV

11

Nguyễn Thị Ngọc Thi

23/5/1991

Nhân viên

Điều dưỡng hạng IV

12

Alê H' Nhak

28/5/1982

Nhân viên

Điều dưỡng hạng IV

13

Rơ Ô H' Miên

2/10/1993

Nhân viên

Điều dưỡng hạng III

14

Siu Mấu

17/2/1986

Nhân viên

Điều dưỡng hạng IV

 
 
 


 

 TRƯỞNG KHOA


BÁC SĨ:  VŨ VĂN HÀO

ĐT: 0983847254

 


 

  

ĐIỀU DƯỠNG

TRƯỞNG KHOA
 
 

Y SỸ:  LÊ DŨNG

            ĐT: 0395978319

 

         II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KHOA NỘI NHI NHIỄM

1. Khoa Nội – Nhi - Nhiễm là khoa lâm sàng điều trị, trong đó có các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi; cần bố trí tách biệt khu Nhiễm để khám điều trị những bệnh lý liên quan đến bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất huyết, Zika,  nhiễm siêu vi, Sởi, quai bị, Rubela, thuỷ đậu…;

Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lý bệnh và tâm sinh lý của từng lứa tuổi và từng loại bệnh truyền nhiễm nếu phải cách ly; sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi và cần có chế độ ăn thích hợp với bệnh lý và lứa tuổi của trẻ em.

Tiến hành thủ thuật tại buồng riêng, tránh gây cho trẻ sợ hãi; bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi;

Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa; thực hiện đúng theo quy chế công tác truyền nhiễm;

2. Cần khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, kết hợp với các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán, xác định bệnh, làm hồ sơ bệnh án ban đầu theo quy chế chẩn đoán, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị;

3. Thăm khám người bệnh ngay, bổ sung hồ sơ bệnh án, cho làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán xác định bệnh, ghi y lệnh điều trị, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng…;

4. Mời hội chẩn theo quy chế hội chẩn trong trường hợp bệnh nặng, khó chẩn đoán hoặc liên quan đến các chuyên khoa khác;

5. Phát hiện kịp thời và xử lý khẩn trương theo quy chế cấp cứu người bệnh có diễn biến nguy kịch;

6. Thăm khám lại người bệnh mỗi ngày ít nhất một lần: Sau mỗi lần thăm khám phải ghi vào hồ sơ bệnh án, ghi rõ họ tên và chức danh;

7. Khi thực hiện các thủ thuật nội khoa, phải giải thích cho người bệnh biết, thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện, phối hợp với các chuyên khoa khác phải trao đổi để chọn kỹ thuật phù hợp;

8. Tiếp đón ngay người bệnh và đưa người bệnh vào buồng bệnh; khai thác các chỉ số sinh tồn, mời bác sĩ điều trị đến thăm khám và nghiêm chỉnh thực hiện y lệnh.

9. Phổ biến nội quy bệnh viện, hướng dẫn nơi ăn, ở, vệ sinh, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện;

10. Hỗ trợ người bệnh nặng tắm rửa, cắt tóc và vệ sinh cá nhân theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện;

11. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới;

12. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh thường gặp tại địa phương, sinh hoạt chuyên đề;

13. Làm báo cáo hàng ngày, hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và báo cáo đột xuất. Bảo quản hồ sơ khám bệnh, bệnh án nội trú theo quy định;

14. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết;

15. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.